Sunday, June 12, 2011

Làm thế nào để tiến bộ ? (part 2)

1 yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ trong mỗi duelist là việc chọn deck. Deck có nhiều thể loại, nhiều archetype khác nhau, ở đây mình gói gọn lại thành các deck aggro, control, otk, ftk v.v... cho dễ hiểu.

Tất nhiên, khi chọn 1 deck, bạn luôn muốn giành chiến thắng, vì vậy bạn phải luyện tập. Tuy nhiên nhiều lúc luyện tập mãi với 1 deck cũng ko tiến bộ lên được, quan trọng là phải đi kèm phương pháp: biết được khi dùng deck này thì cần kĩ năng gì ?

Lấy ví dụ như 1 deck otk, thói quen thông thường của bạn sẽ là kiểm tra grave của đối thủ xem họ đã xài hàng khủng chưa, kiểm tra hand mình xem các mảnh để tạo combo đã đủ chưa, kiểm tra field + LP xem mình có thể trụ lại thêm được mấy lượt (để draw đủ hàng ra combo), thậm chí còn phải dự đoán đối thủ có khả năng ra combo trước mình hay ko để còn set hàng phá rối họ. Nói chung khi duel bạn ko nhất thiết phải làm hết các bước trên, nhưng theo mình thì cẩn tắc vô áy náy.

Ví dụ khác, 1 deck control, thông thường 1 deck control sẽ dùng rất nhiều card có khả năng giết quái của đối thủ (tạm thời hiểu là vậy). Tuy nhiên lượng trap giết quái cũng ko phải là vô hạn, do đó khi đối thủ dùng quái tấn công bạn chẳng hạn, bạn cũng nên biết khi nào nên lật Icarus Attack, khi nào ko. Tóm lại là biết cách đọc tình huống để dùng card control cho đúng thời điểm.

Bây giờ, quay lại với những thể loại mà mình chưa đụng tới, ví dụ như ftk, exodia ftk chẳng hạn. Bạn hoàn toàn nghĩ rất ít và ko hề có tính tương tác với sân chơi của người đối diện. Nói chung là bạn cứ draw combo draw search deck. Game nào cũng vậy. Sau trận đấu bạn học được gì ? Có, bạn học được card này dead draw, card kia nên được dùng nhiều hơn ==> chỉnh lại để lần sau deck chạy mượt hơn. Tuy nhiên về các kĩ năng tương tác đọc trận đấu thì bạn gần như ko biết được thêm gì cả.

Mình cũng thừa biết, chơi ftk thì có lợi gì ? Tất nhiên, vì nó được thiết kế để sử dụng theo 1 cách duy nhất (thường là vậy) nên đương nhiên bạn sẽ ít mắc lỗi xử lí hơn. Duel xong 1 trận bạn cũng ít nhức đầu hơn. Tuy nhiên, cái hại của nó cũng khó lường hết được. Thứ nhất, bạn ko học thêm được gì. Thứ hai, bạn sẽ rất dễ chán deck ftk đó (vì cách chơi lặp lại). Thứ ba, nguy hiểm nhất, là dạng deck này ko hề phản ánh được trình độ của bạn, bạn có khá đến đâu thì deck cũng vẫn chỉ chạy 1 kiểu như cũ, tính tương tác thấp, thua thì vẫn cứ thua.

May mắn là thời này ko có 1 deck FTK thực sự nổi, tuy nhiên những deck auto pilot (hay còn gọi là deck dùng ít não, độ tương tác thấp) thì thời nào cũng có, thời trước có Lightsworn, thời này có Samurai. Mình thật lòng khuyên nếu các bạn muốn tiến bộ trong việc duel, cố gắng tránh xa FTK và các deck auto pilot nhé.

No comments:

Post a Comment